Yêu cầu 'lại quả' 33% gói thầu
Theo cáo trạng, bị cáo Hồ Văn Khoa, Võ Thiên Sinh, Võ Thành Quý, Trần Phước Mỹ là những người có chức vụ, quyền hạn tại UBND quận Cẩm Lệ.
Trong 2 năm 2021, 2022, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chủ động liên lạc, tiếp xúc với Nguyễn Đặng Nhất Duy, yêu cầu Duy trích lại tiền theo tỷ lệ 33% khi doanh nghiệp trúng gói thầu duy tu, nạo vét bùn các tuyến mương, cống thoát nước trên địa bàn quận.
Sau khi thỏa thuận, Khoa, Sinh, Quý, Mỹ đã lập hồ sơ để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu liên danh trúng thầu theo trình tự, thủ tục quy định. Sau đó, các bị cáo đã nhận hối hộ của Duy tổng số tiền hơn 3,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, đối với gói thầu giám sát dịch vụ duy tu, nạo vét bùn các tuyến mương, cống thoát nước trên địa bàn quận Cẩm Lệ năm 2021, Võ Thành Quý đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn câu kết với Hoàng Ngọc Tiến, lấy pháp nhân là Công ty ALDES, lập khống hồ sơ thi công và thanh quyết toán, chiếm đoạt hơn 195 triệu đồng tiền ngân sách. Sau khi chiếm đoạt đã chia nhau theo tỷ lệ 7/3. Quá trình thực hiện có sự giúp sức của Phan Văn Tiến.
Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận các hành vi do mình gây ra, đồng thời, thừa nhận việc tự lập khống hồ sơ để rút tiền thanh quyết toán của dự án mặc dù không thực hiện để chiếm đoạt số tiền lớn của Nhà nước.
Trong khi đó, bị cáo Hồ Văn Khoa cho rằng không bao giờ chỉ đạo cấp dưới đi nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp. Về việc nhận tiền của doanh nghiệp lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi lần nhận, bị cáo Khoa cho rằng đây là quà cáp bình thường của doanh nghiệp biếu mỗi dịp lễ, Tết nên không nghĩ là tiền hối lộ.
Trước lời khai của bị cáo Khoa, HĐXX đặt câu hỏi tại sao một chủ tịch quận, biết về các quy định phòng chống tham nhũng nhưng vẫn vô tư nhận quà lên đến hàng trăm triệu đồng của doanh nghiệp?
Bị cáo khoa trả lời: “Tôi rất xấu hổ và ân hận, người đứng đầu giao nhiệm vụ cho cấp dưới nhưng thiếu kiểm tra. Cái đó là có sai sót, mong tòa xem xét cho tôi là thiếu trách nhiệm trong quá trình quản lý…”.
Điện VKSND cho biết, cáo trạng kết luận bị cáo Khoa và thuộc cấp về tội "Nhận hối lộ" là đúng người, đúng tội. Các bị cáo là người trưởng thành, có hiểu biết, biết hành vi của mình là sai nhưng vẫn bất chấp thực hiện gây thiệt hại lớn cho Nhà nước, cũng như gây bức xúc trong dư luận nên cần có bản án nghiêm khắc.
" alt=""/>Đòi ‘lại quả’ 33% gói thầu, cựu Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ lĩnh án 9 năm tù- “Nhà ở xã hội” là từ khoá được quan tâm trong năm 2023. Cùng với đó là gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nhà ở xã hội vẫn khá “vắng bóng” trên thị trường. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về thực trạng trên?
Ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Ngay sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Xây dựng đã tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó đã tích cực tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản…
Kết quả là, đến cuối năm 2023, trên địa bàn cả nước đã có 475 dự án nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp với quy mô 432.698 căn đã hoàn thành và triển khai đầu tư xây dựng (trong giai đoạn 2021-2025).
Đây là kết quả hết sức đáng ghi nhận đối với các địa phương trong bước đầu triển khai thực hiện Đề án.
Về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, hiện nay đã có đã có 23 tỉnh công bố danh mục 54 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 25.884 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số dự án nhà ở xã hội tại các địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 143,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giải ngân hiện nay còn chậm.
"Gói 120.000 tỷ đồng chưa đủ hấp dẫn"
- Theo phản ánh của người mua nhà là công nhân, người có thu nhập thấp thì mức lãi suất của gói 120.000 tỷ đồng vẫn ở mức cao so với khả năng tài chính của người mua. Trong khi về phía chủ đầu tư, dự án khó được địa phương thông qua nên khó tiếp cận nguồn vốn. Ông nhìn nhận sao về vấn đề trên?
Việc giải ngân gói 120.000 tỷ đồng còn chậm, nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế, các địa phương phê duyệt dự án chậm.
Nhiều địa phương đã có dự án tuy nhiên chưa lập danh mục, công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư đã được tổ chức tín dụng hướng dẫn các thủ tục vay vốn nhưng chưa đáp ứng được các điều kiện vay vốn theo quy định.
Ngoài ra, lãi suất gói 120.000 tỷ còn cao, thời gian cho vay ngắn hạn nên chưa đủ hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp hoặc người dân vay vốn.
Với quan điểm triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không chỉ để "giải cứu" thị trường bất động sản trước mắt mà đáp ứng mục đích lâu dài (giai đoạn 2023-2030) góp phần thực hiện Đề án về nhà ở xã hội, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp.
Trong đó, đôn đốc các địa phương rà soát, lập danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư đủ điều kiện vay vốn để công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, để các ngân hàng thương mại có cơ sở áp dụng cho vay theo gói 120.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, tiếp tục phối hợp Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan, nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tiếp tục giảm lãi suất và kéo dài thời hạn vay vốn ưu đãi.
- Giá nhà ở đang là vấn đề khó khăn đối với nhiều người dân hiện nay. Chuyên gia cho rằng, để khơi thông thị trường bất động sản 2024 cần giải quyết được sự bất hợp lý trong cơ cấu sản phẩm và giá thành sản phẩm. Trong năm 2024, thị trường bất động sản có thể sẽ diễn tiến như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Mặc dù thị trường bất động sản vừa trải qua một quãng thời gian đầy khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, thị trường bất động sản năm 2024 có rất nhiều điều kiện, cơ hội để phục hồi và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững bởi nhiều yếu tố.
Thứ nhất,hệ thống pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở, đất đai đang dần được hoàn thiện một cách đồng bộ, đáp ứng với yêu cầu từ thực tiễn.
Vừa qua, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong năm 2023 phải kể đến như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, các Nghị định quy định về đất đai, xây dựng, giao dịch trái phiếu.
Điều này sẽ giúp cho các địa phương, các doanh nghiệp xử lý được các tồn tại, khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản, đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, xây dựng nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, qua đó sẽ gia tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản.
Thứ hai,nguồn vốn cho thị trường bất động sản dần được khơi thông.
Thứ ba,công tác phát triển nhà ở xã hội được quan tâm, chú trọng đẩy mạnh.
Thứ tư, công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản đang được triển khai thực hiện một cách quyết liệt từ Trung ương tới các địa phương.
Tổ công tác 1435 của Thủ tướng Chính phủ đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản dưới nhiều hình thức
Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục về đầu tư, đất đai để sớm triển khai các dự án mới.
Đồng thời chủ động thành lập các tổ công tác và tích cực vào cuộc, cùng rà soát trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang còn vướng mắc trên địa bàn, giải quyết ngay các vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương.
Thứ năm, không chỉ ở khu vực nhà nước mà các doanh nghiệp bất động sản cũng đã chủ động cơ cấu lại nguồn lực đầu tư, cơ cấu lại các phân khúc sản phẩm, điều chỉnh giá cả hợp lý, tiếp tục tập trung thực hiện các dự án đang dang dở và triển khai thêm các dự án mới.
Có thể nói trong thời gian qua, với sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương và chung tay của doanh nghiệp, người dân, thị trường bất động sản được dự báo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, phục hồi và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Countach được sản xuất từ đầu những năm 1970 đến đầu những năm 1990. Trong suốt hai mươi năm đó, Countach ngày càng trở nên sắc nét và ấn tượng vượt trội. Phiên bản cuối cùng kỷ niệm lần thứ 25 được đánh giá là trông thật điên rồ với cánh lướt gió lớn, hút mắt bất cứ ai trên cung đường mà nó đi qua.
Aston Martin Vantage 2018
Trước Vantage 2018, Aston Martin chắc chắn đã tạo ra một số chiếc xe tuyệt đẹp nhưng về trải nghiệm cảm giác lái xe thì chúng luôn bị đánh trượt. Chiếc Vantage trước đó có hình thức trông tuyệt vời, nhưng nó không thể thao như 911. Tuy nhiên, tất cả điều này đã thay đổi vào năm 2018 khi Aston Martin ra mắt chiếc Vantage mới của họ.
![]() |
Aston Martin Vantage 2018. |
Đây là một chiếc xe đã thay đổi cuộc chơi, thay đổi mọi đánh giá về thương hiệu Aston Martin. Đột nhiên, mọi người bắt đầu coi trọng thương hiệu hơn và những người trẻ tuổi bắt đầu đổ xô vào cửa đại lý để kiếm tìm nó. Đây là chiếc xe khiến Aston Martin trở nên thể thao hơn, hay nói cách khác là ngầu hơn hẳn.
Tesla Model S
Vẫn đang được sản xuất cho đến ngày nay, Model S không chỉ là sản phẩm thay đổi cuộc chơi của hãng Tesla, mà nó còn góp phần thay đổi cả ngành công nghiệp động cơ. Mẫu Model S đã ra mắt vào năm 2009 và được sản xuất năm 2012. Đây là một chiếc sedan điện bốn cửa có thể tạo ra tốc độ điên cuồng.
![]() |
Tesla Model S. |
Nó nhanh chóng trở thành chiếc xe được lựa chọn bởi rất nhiều người nổi tiếng. Hình ảnh cao cấp, vẻ ngoài trang nhã và tác động đến tích cực môi trường đã khiến nó trở thành sản phẩm được đánh giá rất cao. Đây là chiếc xe đã làm nên tên tuổi của Tesla và khiến
Thương hiệu này trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Bây giờ đã gần 10 năm trôi qua và chiếc xe này vẫn là một “tay chơi lớn” trong thế giới xe điện.
Pontiac Aztek
Trong khi có những chiếc xe làm thay đổi hình ảnh thương hiệu theo hướng tích cực đến vậy, thì cũng có những mẫu xe bị mang danh là tội nhân đã “giết chết” hãng sản xuất của mình. Aztek là một chiếc xe như thế.
![]() |
Pontiac Aztek. |
Nó bị đánh giá là một mẫu xe kinh hoàng và thực sự khó quên. Pontiac đã gặp khó khăn trong những năm qua và hình ảnh thương hiệu của họ có phần giảm sút. Tuy nhiên, do quá khứ của họ trong những năm 1950, 1960 và 1970, họ vẫn là một thương hiệu được kính trọng cho đến khi Aztek xuất hiện.
Mọi người đều chê cười chiếc xe này, công chúng nhận định rằng đây là dấu hiệu đi xuống của thương hiệu. Aztek đã biến Pontiac thành một thương hiệu thất bại. Báo quốc tế thậm chí viết rằng bạn sẽ không muốn bị nhìn thấy đã chết trong chiếc xe này, điều đó thật đáng xấu hổ.
Rover City Rover
Tương tự, City Rover cũng là chiếc xe đã “giết chết” Rover. Trước đó, Rover đã thực sự tạo ra một số chiếc xe tử tế và họ đang đi đúng hướng để lấy lại phong độ như trước đây. Tại thời điểm đó, một trong những thị trường mới nổi tuyệt vời là thị trường xe hơi giá rẻ và Rover cần một chiếc xe có thể bán đại trà để cứu lấy thương hiệu của họ.
![]() |
Rover City Rover. |
Nhưng City Rover bị đánh giá giống như là một chiếc Tata Indica - chiếc xe phổ thông giá rẻ đến từ Ấn Độ. Nó thật khủng khiếp, và nó nhanh chóng trở thành một cái tên được nhắc đến nhiều lần trong danh sách “những chiếc xe tồi tệ nhất” trên toàn cầu. Đến nay, đó vẫn là chiếc xe mà nhiều người chưa thể quên.
Quân Hiếu(Theo Hotcars)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hầu hết những chiếc xe được liệt kê trong danh sách được khẳng định là sau cả 300.000 km, chúng vẫn duy trì hoạt động đáng nể.
" alt=""/>5 chiếc xe làm thương hiệu ‘cất cánh’ hoặc bị ‘chôn vùi’